Hôm nay nhận được hạt của bạn gửi cho. Mình gieo ngay để đảm bảo chất lượng hạt giống.
Chuẩn bị chất trồng gồm có : Đất Tribat, trấu, cát sỏi trong hồ cá của chồng bỏ đi mình tận dụng để trồng cây.
Trộn đều và tưới ướt chất trồng. Bỏ chất trồng vào chậu rồi tạo rãnh.
Bỏ hạt vào rãnh theo chiều như trong hình : chiều có đầu nhọn cắm xuống đất. Nếu khó phân biệt thì dùng 2 ngón tay ép nhẹ vào hạt sẽ thấy phần này có phôi bên trong.
Ém chất trồng lại để giữ hạt. Không quên công đoạn cuối là gắn name tag và ngày gieo
Để chậu ở nơi thoáng mát. Phun ẩm khi thấy chất trồng khô. Có thể đặt chậu vào túi nylong cột kín lại nhưng mình không thích cách này vì trong chất trồng có trấu nên dễ bị nấm mốc.
Khi hạt nảy mầm thì đưa dần ra nơi có ánh nắng. Khi lá cao lên một chút bắt đầu bón phân.
Sau một thời gian thì mình nhổ bỏ những cây chậm phát triển ra, chỉ giữ lại vài cây to khỏe nhất.
Đối với các loại hạt hoa khác, nảy mầm là chuyện nhỏ, dưỡng cho cây lớn, ra hoa được mới là chuyện lớn, ít ra là đối với mình.
Còn với hạt lan huệ, chỉ cần hạt đủ khỏe để nảy mầm. Kiểu gì cũng sẽ được ngắm hoa. Mình đã bị chim sẻ nhổ cả củ huệ mới bé bằng giọt nước lên ăn trụi lá huệ mới nảy mầm, cây vẫn không chết. Củ huệ đem chẻ đôi, chẻ ba ra vẫn sống. Tóm lại, mình thấy trồng lan huệ là dễ nhất. Gieo hạt lan huệ không cần green thumb, không cần chăm sóc tỉ mẩn, chỉ có một yêu cầu duy nhất là phải biết ... sống chậm :-))
Chuẩn bị chất trồng gồm có : Đất Tribat, trấu, cát sỏi trong hồ cá của chồng bỏ đi mình tận dụng để trồng cây.
Trộn đều và tưới ướt chất trồng. Bỏ chất trồng vào chậu rồi tạo rãnh.
Bỏ hạt vào rãnh theo chiều như trong hình : chiều có đầu nhọn cắm xuống đất. Nếu khó phân biệt thì dùng 2 ngón tay ép nhẹ vào hạt sẽ thấy phần này có phôi bên trong.
Ém chất trồng lại để giữ hạt. Không quên công đoạn cuối là gắn name tag và ngày gieo
Để chậu ở nơi thoáng mát. Phun ẩm khi thấy chất trồng khô. Có thể đặt chậu vào túi nylong cột kín lại nhưng mình không thích cách này vì trong chất trồng có trấu nên dễ bị nấm mốc.
Khi hạt nảy mầm thì đưa dần ra nơi có ánh nắng. Khi lá cao lên một chút bắt đầu bón phân.
Sau một thời gian thì mình nhổ bỏ những cây chậm phát triển ra, chỉ giữ lại vài cây to khỏe nhất.
Đối với các loại hạt hoa khác, nảy mầm là chuyện nhỏ, dưỡng cho cây lớn, ra hoa được mới là chuyện lớn, ít ra là đối với mình.
Còn với hạt lan huệ, chỉ cần hạt đủ khỏe để nảy mầm. Kiểu gì cũng sẽ được ngắm hoa. Mình đã bị chim sẻ nhổ cả củ huệ mới bé bằng giọt nước lên ăn trụi lá huệ mới nảy mầm, cây vẫn không chết. Củ huệ đem chẻ đôi, chẻ ba ra vẫn sống. Tóm lại, mình thấy trồng lan huệ là dễ nhất. Gieo hạt lan huệ không cần green thumb, không cần chăm sóc tỉ mẩn, chỉ có một yêu cầu duy nhất là phải biết ... sống chậm :-))