Sang tháng 7/2012 sản lượng sản xuất sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép, ống thép khác của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) giảm 13% so với tháng trước, giá bán và chiết khấu giảm thêm từ 300 đến 900 đồng/kg, thậm chí đến 1.200 đồng/kg nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Lượng thép tồn kho của toàn ngành lên tới 120,8%.
Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và ba đơn vị: Tổng công ty Thép, Tập đoàn Hóa chất và Tổng công ty Giấy nhằm tiếp tục giải quyết khó khăn cho sản xuất- kinh doanh, ông Lê Phú Hưng- Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel)- cho biết: 6 tháng đầu năm, sản lượng và tiêu thụ thép các loại của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) đều sụt giảm do thị trường bất động sản “đóng băng”, các dự án lớn bị cắt giảm.
Nếu so với 6 tháng 2011, sản xuất thép thành phẩm trong 6 tháng 2012 đạt hơn 1,3 triệu tấn, giảm 6%; tiêu thụ thép đạt 1,289 triệu tấn 2% so với cùng kỳ. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, toàn bộ các đơn vị của VnSteel hoàn thành đạt dưới mức 48% kế hoạch sản xuất, tiêu thụ; lợi nhuận của hầu hết các đơn vị đều giảm sút, toàn tổng công ty có 13/41 đơn vị lỗ vốn.
Tính đến thời điểm tháng 7, toàn tổng công ty đã có 3.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó 900 lao động nghỉ việc trọn tháng, số còn lại phải nghỉ luân phiên do nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng, chỉ chạy 40-45%, thậm chí 30% công suất. Các nhà máy Thép Miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè... phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng.
Trong lĩnh vực đầu tư, một loạt các dự án thép trọng điểm của VnSteel như dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy thép tấm cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm, dự án thép Lào Cai, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dự án phải tạm hoãn, ngừng triển khai do chủ đầu tư gặp khó khăn, không thu xếp được vốn.
Để tháo gỡ “đầu ra” cho ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp DN tăng lượng tiêu thụ, tăng công suất máy móc và giảm tồn kho.
Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có chính sách khuyến khích XK sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cán nguội...) sang các nước ASEAN; xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng. Có các biện pháp triệt để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép, không để xảy ra việc cung vượt cầu quá nhiều gây nên cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa...
Kích cầu cho ngành thép là giải pháp chính
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo các cục, vụ, viện chức năng trong Bộ Công Thương đưa ra phương án giải quyết cụ thể đối với từng kiến nghị của DN cũng như Tổng công ty Thép nói riêng. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Các DN cũng đồng thời phối hợp với các bộ, ngành để cùng tháo gỡ khó khăn”.
Bà Phan Thị Diệu Hà- Vụ phó Vụ Xuát nhập khẩu- cho biết, vụ sẽ làm việc với Tổng cục Hải quan, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để tăng cường kiểm tra kiểm soát CO thép nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ sản xuất trong nước và giữ uy tín cho sản phẩm Việt Nam.
Để đẩy mạnh tiêu thụ thép, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, thép xây dựng nằm trong mặt hành thiết yếu, hệ thống phân phối của Tổng công ty Thép lại rất mạnh, vì thế tổng công ty cần tiếp tục đi sâu vào các chương trình hạ tầng của nông thôn như làm đường bê tông cốt thép hay liên kết với các Cở Công Thương để kết nối đưa hàng về tiêu thụ. Bộ Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cho DN và địa phương.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ xem xét đề xuất quy định sản phẩm thép có nhãn mác cho người sử dụng phân biệt, hiện nay nhiều DN sản xuất thép đưa ra thị trường không có nhãn mác. Các DN cần phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, nếu sản phẩm đầu ra của DN này là đầu vào của DN kia thì bắt buộc các DN trong ngành phải ưu tiên sử dụng.
Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức ký giao ước giữa các đơn vị trong ngành, nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng sản phẩm của các DN trong ngành, góp phần giảm tồn kho, đồng thời phát động mạnh mẽ hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Theo Báo Công thương
Tại cuộc họp giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và ba đơn vị: Tổng công ty Thép, Tập đoàn Hóa chất và Tổng công ty Giấy nhằm tiếp tục giải quyết khó khăn cho sản xuất- kinh doanh, ông Lê Phú Hưng- Tổng Giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel)- cho biết: 6 tháng đầu năm, sản lượng và tiêu thụ thép các loại của Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) đều sụt giảm do thị trường bất động sản “đóng băng”, các dự án lớn bị cắt giảm.
Nếu so với 6 tháng 2011, sản xuất thép thành phẩm trong 6 tháng 2012 đạt hơn 1,3 triệu tấn, giảm 6%; tiêu thụ thép đạt 1,289 triệu tấn 2% so với cùng kỳ. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2012, toàn bộ các đơn vị của VnSteel hoàn thành đạt dưới mức 48% kế hoạch sản xuất, tiêu thụ; lợi nhuận của hầu hết các đơn vị đều giảm sút, toàn tổng công ty có 13/41 đơn vị lỗ vốn.
Tính đến thời điểm tháng 7, toàn tổng công ty đã có 3.000 lao động phải nghỉ việc, trong đó 900 lao động nghỉ việc trọn tháng, số còn lại phải nghỉ luân phiên do nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng, chỉ chạy 40-45%, thậm chí 30% công suất. Các nhà máy Thép Miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè... phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng.
Trong lĩnh vực đầu tư, một loạt các dự án thép trọng điểm của VnSteel như dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án nhà máy thép tấm cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm, dự án thép Lào Cai, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dự án phải tạm hoãn, ngừng triển khai do chủ đầu tư gặp khó khăn, không thu xếp được vốn.
Để tháo gỡ “đầu ra” cho ngành thép, Tổng công ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ cần có chính sách kích cầu đối với ngành xây dựng, đẩy nhanh giải ngân vốn các dự án đầu tư nhằm giúp DN tăng lượng tiêu thụ, tăng công suất máy móc và giảm tồn kho.
Chính phủ và các cơ quan quản lý cần có chính sách khuyến khích XK sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cán nguội...) sang các nước ASEAN; xem xét giảm thuế giá trị gia tăng nhằm kích thích tiêu dùng. Có các biện pháp triệt để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép, không để xảy ra việc cung vượt cầu quá nhiều gây nên cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa...
Kích cầu cho ngành thép là giải pháp chính
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo các cục, vụ, viện chức năng trong Bộ Công Thương đưa ra phương án giải quyết cụ thể đối với từng kiến nghị của DN cũng như Tổng công ty Thép nói riêng. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Các DN cũng đồng thời phối hợp với các bộ, ngành để cùng tháo gỡ khó khăn”.
Bà Phan Thị Diệu Hà- Vụ phó Vụ Xuát nhập khẩu- cho biết, vụ sẽ làm việc với Tổng cục Hải quan, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam để tăng cường kiểm tra kiểm soát CO thép nhập khẩu vào Việt Nam để bảo vệ sản xuất trong nước và giữ uy tín cho sản phẩm Việt Nam.
Để đẩy mạnh tiêu thụ thép, theo Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, thép xây dựng nằm trong mặt hành thiết yếu, hệ thống phân phối của Tổng công ty Thép lại rất mạnh, vì thế tổng công ty cần tiếp tục đi sâu vào các chương trình hạ tầng của nông thôn như làm đường bê tông cốt thép hay liên kết với các Cở Công Thương để kết nối đưa hàng về tiêu thụ. Bộ Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cho DN và địa phương.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ xem xét đề xuất quy định sản phẩm thép có nhãn mác cho người sử dụng phân biệt, hiện nay nhiều DN sản xuất thép đưa ra thị trường không có nhãn mác. Các DN cần phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, nếu sản phẩm đầu ra của DN này là đầu vào của DN kia thì bắt buộc các DN trong ngành phải ưu tiên sử dụng.
Tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức ký giao ước giữa các đơn vị trong ngành, nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng sản phẩm của các DN trong ngành, góp phần giảm tồn kho, đồng thời phát động mạnh mẽ hơn nữa cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Theo Báo Công thương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét