Đăng đàn Quốc hội sáng nay (30.10), tư lệnh ngành công thương - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - đã phát biểu đầy lạc quan về vấn đề giảm hàng hóa tồn kho- một trong hai nút thắt của nền kinh tế.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, hàng tồn kho trong công nghiệp chế biến và chế tạo trước đây ở mức 24,9%, cao so với thông lệ. Tuy nhiên, đến 1.10 chỉ số tồn kho từ 24,9% đã xuống 20,3%, giảm được hơn 14%. Để so sánh, ông Hoàng đưa ra tỉ lệ tồn kho thời điểm 1.10.2011 với hiện tại (trong lĩnh vực này) là 21%, để khẳng định "Tồn kho có giảm".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận hiện có 4 nhóm mặt hàng đang tồn kho rất cao, bao gồm than, sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép, phân bón, ximăng.
Mặt hàng than bình thường tồn 15%, tuy nhiên hiện tỉ lệ tồn kho đã lên tới 19%. Bộ trưởng cho biết, hiện tồn kho than đã rút được 1 triệu tấn. Từ giờ đến cuối năm, Chính phủ sẽ điều hành theo hướng giảm giá cho một số hộ tiêu thụ, và ông Hoàng nói hy vọng "sẽ quay trở lại (mức tồn kho) bình thường".
Đối với mặt hàng phân bón, lý do tồn kho cao được giải thích là "do lúc giao vụ", và "vào vụ đông xuân, khi nhu cầu tăng sẽ xử lý được vấn đề tồn kho phân bón".
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, hàng tồn kho trong công nghiệp chế biến và chế tạo trước đây ở mức 24,9%, cao so với thông lệ. Tuy nhiên, đến 1.10 chỉ số tồn kho từ 24,9% đã xuống 20,3%, giảm được hơn 14%. Để so sánh, ông Hoàng đưa ra tỉ lệ tồn kho thời điểm 1.10.2011 với hiện tại (trong lĩnh vực này) là 21%, để khẳng định "Tồn kho có giảm".
Tuy nhiên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận hiện có 4 nhóm mặt hàng đang tồn kho rất cao, bao gồm than, sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép, phân bón, ximăng.
Mặt hàng than bình thường tồn 15%, tuy nhiên hiện tỉ lệ tồn kho đã lên tới 19%. Bộ trưởng cho biết, hiện tồn kho than đã rút được 1 triệu tấn. Từ giờ đến cuối năm, Chính phủ sẽ điều hành theo hướng giảm giá cho một số hộ tiêu thụ, và ông Hoàng nói hy vọng "sẽ quay trở lại (mức tồn kho) bình thường".
Đối với mặt hàng phân bón, lý do tồn kho cao được giải thích là "do lúc giao vụ", và "vào vụ đông xuân, khi nhu cầu tăng sẽ xử lý được vấn đề tồn kho phân bón".
Riêng đối với mặt hàng thép, Bộ Công Thương đưa ra con số tồn kho tăng hơn 40% so với cùng kỳ. Có 3 nguyên nhân được đưa ra: Do nhu cầu giảm, khiến sản xuất thép vượt so với nhu cầu và do thép nhập. Trong khi đó, thị trường xây dựng- kể cả của xây dựng trong dân và nhà nước- đang phải thực hiện thắt chặt.
Theo ông Hoàng, tới đây, Bộ Công Thương sẽ làm việc với Hiệp hội Thép để điều chỉnh mức sản xuất. "Bộ Tài chính sẽ xem xét điều chỉnh biểu thuế nhập khẩu, thắt chặt kiểm soát nhập khẩu".
Riêng đối với thép Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương giải thích: Theo quy định, chúng ta không được áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu nếu các sản phẩm của họ đảm bảo chất lượng". Và "không có số liệu cho thấy thép Trung Quốc chất lượng kém". Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận thực tế hiện tượng gian lận thương mại: "...khai là thép chế tạo để hưởng thuế suất thấp, thực tế lại là thép xây dựng''.
Nguồn tin: Lao động
0 nhận xét:
Đăng nhận xét