Không có một đại dương xanh cho các doanh nghiệp trong ngành thép xây dựng mà chỉ có đại dương đỏ, nơi mà cá lớn sẽ nuốt cá bé để chiếm lấy thị phần.
Hai đại gia ngành thép xây dựng là Hòa Phát và Pomina, một ở phía Bắc một ở phía Nam như gọng kìm siết vào các doanh nghiệp thép quy mô nhỏ khác.
Tổng lượng tiêu thụ giảm mà thị phần của DN lớn không đổi và tăng - tức là sản lượng của các công ty khác đã bị giảm đi
Bản đồ thị phần thép xây dựng đang được phân chia lại một cách quyết liệt. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, thị phần thép xây dựng được chia làm 2 nhóm. Một bên là 6 công ty thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam (VN Stell) chiếm 26,3% thị phần trong 10 tháng đầu năm 2012, 5 liên doanh của VN Steel chiếm 19,6% thị phần. 54% thị phần còn lại thuộc về 15 doanh nghiệp ngoài VN Steell. Nhưng điều đáng nói là trong số 15 doanh nghiệp thép xây dựng tư nhân này thì Pomina đang dẫn đầu thị phần với 15,5% và Hòa Phát đứng sát nút với thị phần 14%. Vị trí tiếp theo là SSE và Việt Ý, Việt Đức xếp thứ 5 với 5,2% thị phần. Một số tên tuổi không còn đóng góp sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ là Nam Đô, Sunsteel, Thăng Long Kansai.
Điều đáng nói là sản lượng tiêu thụ 10 tháng đầu năm của ngành thép xây dựng chỉ bằng 92,94% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thị phần của Pomina gần như không đổi, dao động trong khoảng 15 - 16% như năm ngoái. Thị phần của Hòa Phát tăng dần dần, từ 13,2% năm ngoái lên 14% hiện nay. Như vậy, tổng lượng tiêu thụ giảm mà thị phần của doanh nghiệp lớn không đổi và tăng - tức là sản lượng của các công ty khác đã bị giảm đi. Tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn không phải dựa vào sự tăng trưởng chung của cả ngành, mà là giành giật thị phần từ các công ty khác. Ước tính năm 2012 này, nhu cầu tiêu thụ thép giảm khoảng 10% so với năm 2011. Sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp hầu hết đầu giảm so với cùng kỳ năm trước.
Do sự cạnh tranh khốc liệt đến từ doanh nghiệp lớn và thép nhập từ Trung Quốc, khoảng 30% doanh nghiệp thép xây dựng tư nhân đã phải ngừng hoạt động. Và theo dự báo, con số này sẽ còn tiếp diễn trong năm tới.
Năm 2013, nhu cầu thép xây dựng dự kiến sẽ không tăng so với tiêu thụ năm nay. Thậm chí, theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt (thuộc Pomina) thì nếu Chính phủ thực hiện thành công các biện pháp ổn định vĩ mô, giải phóng tồn kho bất động sản… thì tiêu thụ thép mới có thể hy vọng không suy giảm. Nếu không, đà suy giảm tiêu thụ thép xây dựng sẽ còn tiếp tục như 2 năm qua.
Nhu cầu không tăng nhưng công suất của ngành thép đã dư thừa gần gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ. Chưa kể hai đại gia ngành thép là Pomina và Hòa Phát, kẻ ở ngoài Bắc người ở trong Nam đều đã và đang tăng sản lượng sản xuất, tạo thành hai gọng kìm siết các doanh nghiệp nhỏ còn lại, thậm chí cạnh tranh mạnh với cả chính VN Steell.
Từ tháng 5/2012, POM đã đưa Nhà máy Luyện phôi Pomina vào hoạt động, nâng công suất luyện phôi của POM từ 500.000 tấn lên 1,5 triệu tấn phối/năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, theo ông Thái, hai nhà máy cũ sản xuất 70% công suất thì nhà máy mới của POM 3 mới chạy khoảng 40% công suất. Và theo thiết kế, sau một năm hoạt động, công suất Nhà máy sẽ được tăng lên 70% là quy mô sản xuất đủ để tạo ra sản phẩm với giá thành thấp hơn. Như vậy, trong 1 năm tới, POM sẽ nâng sản lượng sản xuất thêm vài trăm nghìn tấn nữa. Mục tiêu của POM hiện tại là giữ được thị phần, nhưng để tăng được sản lượng của Nhà máy POM 3 thì Pomina buộc phải tăng thị phần. POM đang có lợi thế giá thành sản xuất rẻ hơn các doanh nghiệp sử dụng cùng loại công nghệ luyện lò điện, nên việc lấy thị phần của doanh nghiệp khác khá khả thi.
“Nhưng việc tăng công suất nhà máy cũng phải làm từ từ và cũng chỉ giới hạn tăng đến 70% công suất, còn nếu tăng quá cũng không tốt cho thị trường, tạo ra sức ép quá lớn có thể làm giá giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của chính doanh nghiệp”, ông Thái chia sẻ.
Sau khi POM đưa sản lượng sản xuất tăng thêm vào thị trường thì sẽ đến Hòa Phát nhồi thêm vào thị trường 500.000 tấn/năm - công suất của giai đoạn 2 Khu liên hiệp gang thép Hòa Phát sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013, nâng tổng công suất thép của tập đoàn này lên 1,2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Hòa Phát là nhà sản xuất có giá thành thấp nhất nhờ công nghệ lò cao với giá vốn thấp nhất là 13,3 triệu đồng/tấn thép so với 14,6 triệu đồng/tấn của POM.
Nếu Khu liên hiệp giai đoạn 2 của Hòa Phát chỉ chạy đến 70% công suất thì ít nhất Hòa Phát cũng phải tăng công suất thực tế thêm 50% so với hiện nay và sản lượng bán hàng cũng tăng lên tương ứng. Con số thị phần của tập đoàn này sẽ không ngừng tăng lên kể từ khi giai đoạn 2 Khu liên hiệp đi vào hoạt động.
POM vẫn đang dẫn đầu thị phần, nhưng cũng có những tháng Hòa Phát vươn lên dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ như trong tháng 9/2012 với 54.000 tấn, trong khi POM là 53.000 tấn. Nhìn bản đồ thị phần có thể thấy, POM và Hòa Phát tiêu thụ lớn ở miền Bắc và miền Trung. Trong 10 tháng đầu năm, POM bán 61.063 tấn ở miền Bắc, 378.147 tấn ở miền Trung và chỉ có 63.146 tấn ở miền Nam. Con số này của Hòa Phát là 455.845 tấn ở miền Bắc, chỉ có 28.099 tấn ở miền Trung và 32.243 tấn ở miền Nam. Nếu hai đại gia ngành thép này cứ từng bước một tăng sản lượng thị phần bán hàng của mình với lợi thế cạnh tranh về giá trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép không tăng, thậm chí suy giảm thì chắc chắn rằng, bảng thống kê thị phần trong vòng 1 - 2 năm tới đây sẽ chứng kiến thêm vài doanh nghiệp nữa ngừng hoạt động.
Nhưng để giành đươc thị phần và tăng công suất, thách thức với 2 đại gia ngành thép cũng không nhỏ. Quý III/2012, POM đã lỗ ròng 28 tỷ đồng do 2 nguyên nhân chính là chi phí tài chính tăng cao, khi POM đang trong giai đoạn đầu tư và chỉ mới chạy Nhà máy POM 3 với công suất còn khiêm tốn. Trong khi đó, giá bán không thể tăng cao do nhu cầu tiêu thụ giảm. Thời điểm này, POM lại phải nhập nguyên liệu khá lớn để chuẩn bị chạy nhà máy, đúng lúc giá nguyên liệu rơi nên giá vốn nguyên liệu của Công ty có thời điểm cao hơn giá thị trường. Mặc dù giá nguyên liệu đã nhích lên trở lại, nhưng thách thức của POM còn rất lớn để có lãi trở lại khi chi phí lãi vay cao. Chi phí lãi vay cao cũng là rào cản khiến POM gặp khó trong xuất khẩu, mở rộng thị trường để tăng công suất sản xuất của nhà máy.
Theo VNDIRECT, mặc dù có lãi đều đặn nhưng trong quý III/2012, Hòa Phát cũng chịu ảnh hưởng chung của thị trường khi doanh thu giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ 2011. Và 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2011, HPG có sự giảm sút mạnh về biên lợi nhuận khiến cho EBIT giảm tới 30%. Nhờ chi phí lãi vay giảm nên Lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm nhẹ hơn ở mức gần 25%. Để hoàn tất và đưa giai đoạn 2 Khu liên hiệp Gang thép vào hoạt động, Hòa Phát sẽ phải tăng vay nợ. Điều đó sẽ làm tăng chi phí khi mà sản lượng và thị trường không dễ tăng được ngay.
Trong thời gian chờ đợi đó, các doanh nghiệp thép quy mô nhỏ khác sẽ tiếp tục duy trì sản xuất, nhưng chỉ cầm chừng với tương lai không có gì sáng lạn. Tuy không đóng cửa ngay, nhưng khả năng lụi tàn dần của doanh nghiệp thép quy mô nhỏ là rất cao.
Theo Thuận An (ĐTCK)
Hai đại gia ngành thép xây dựng là Hòa Phát và Pomina, một ở phía Bắc một ở phía Nam như gọng kìm siết vào các doanh nghiệp thép quy mô nhỏ khác.
Tổng lượng tiêu thụ giảm mà thị phần của DN lớn không đổi và tăng - tức là sản lượng của các công ty khác đã bị giảm đi
Bản đồ thị phần thép xây dựng đang được phân chia lại một cách quyết liệt. Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, thị phần thép xây dựng được chia làm 2 nhóm. Một bên là 6 công ty thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam (VN Stell) chiếm 26,3% thị phần trong 10 tháng đầu năm 2012, 5 liên doanh của VN Steel chiếm 19,6% thị phần. 54% thị phần còn lại thuộc về 15 doanh nghiệp ngoài VN Steell. Nhưng điều đáng nói là trong số 15 doanh nghiệp thép xây dựng tư nhân này thì Pomina đang dẫn đầu thị phần với 15,5% và Hòa Phát đứng sát nút với thị phần 14%. Vị trí tiếp theo là SSE và Việt Ý, Việt Đức xếp thứ 5 với 5,2% thị phần. Một số tên tuổi không còn đóng góp sản lượng sản xuất cũng như tiêu thụ là Nam Đô, Sunsteel, Thăng Long Kansai.
Điều đáng nói là sản lượng tiêu thụ 10 tháng đầu năm của ngành thép xây dựng chỉ bằng 92,94% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thị phần của Pomina gần như không đổi, dao động trong khoảng 15 - 16% như năm ngoái. Thị phần của Hòa Phát tăng dần dần, từ 13,2% năm ngoái lên 14% hiện nay. Như vậy, tổng lượng tiêu thụ giảm mà thị phần của doanh nghiệp lớn không đổi và tăng - tức là sản lượng của các công ty khác đã bị giảm đi. Tăng trưởng của các doanh nghiệp lớn không phải dựa vào sự tăng trưởng chung của cả ngành, mà là giành giật thị phần từ các công ty khác. Ước tính năm 2012 này, nhu cầu tiêu thụ thép giảm khoảng 10% so với năm 2011. Sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp hầu hết đầu giảm so với cùng kỳ năm trước.
Do sự cạnh tranh khốc liệt đến từ doanh nghiệp lớn và thép nhập từ Trung Quốc, khoảng 30% doanh nghiệp thép xây dựng tư nhân đã phải ngừng hoạt động. Và theo dự báo, con số này sẽ còn tiếp diễn trong năm tới.
Năm 2013, nhu cầu thép xây dựng dự kiến sẽ không tăng so với tiêu thụ năm nay. Thậm chí, theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt (thuộc Pomina) thì nếu Chính phủ thực hiện thành công các biện pháp ổn định vĩ mô, giải phóng tồn kho bất động sản… thì tiêu thụ thép mới có thể hy vọng không suy giảm. Nếu không, đà suy giảm tiêu thụ thép xây dựng sẽ còn tiếp tục như 2 năm qua.
Nhu cầu không tăng nhưng công suất của ngành thép đã dư thừa gần gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ. Chưa kể hai đại gia ngành thép là Pomina và Hòa Phát, kẻ ở ngoài Bắc người ở trong Nam đều đã và đang tăng sản lượng sản xuất, tạo thành hai gọng kìm siết các doanh nghiệp nhỏ còn lại, thậm chí cạnh tranh mạnh với cả chính VN Steell.
Từ tháng 5/2012, POM đã đưa Nhà máy Luyện phôi Pomina vào hoạt động, nâng công suất luyện phôi của POM từ 500.000 tấn lên 1,5 triệu tấn phối/năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, theo ông Thái, hai nhà máy cũ sản xuất 70% công suất thì nhà máy mới của POM 3 mới chạy khoảng 40% công suất. Và theo thiết kế, sau một năm hoạt động, công suất Nhà máy sẽ được tăng lên 70% là quy mô sản xuất đủ để tạo ra sản phẩm với giá thành thấp hơn. Như vậy, trong 1 năm tới, POM sẽ nâng sản lượng sản xuất thêm vài trăm nghìn tấn nữa. Mục tiêu của POM hiện tại là giữ được thị phần, nhưng để tăng được sản lượng của Nhà máy POM 3 thì Pomina buộc phải tăng thị phần. POM đang có lợi thế giá thành sản xuất rẻ hơn các doanh nghiệp sử dụng cùng loại công nghệ luyện lò điện, nên việc lấy thị phần của doanh nghiệp khác khá khả thi.
“Nhưng việc tăng công suất nhà máy cũng phải làm từ từ và cũng chỉ giới hạn tăng đến 70% công suất, còn nếu tăng quá cũng không tốt cho thị trường, tạo ra sức ép quá lớn có thể làm giá giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của chính doanh nghiệp”, ông Thái chia sẻ.
Sau khi POM đưa sản lượng sản xuất tăng thêm vào thị trường thì sẽ đến Hòa Phát nhồi thêm vào thị trường 500.000 tấn/năm - công suất của giai đoạn 2 Khu liên hiệp gang thép Hòa Phát sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013, nâng tổng công suất thép của tập đoàn này lên 1,2 triệu tấn/năm. Hiện nay, Hòa Phát là nhà sản xuất có giá thành thấp nhất nhờ công nghệ lò cao với giá vốn thấp nhất là 13,3 triệu đồng/tấn thép so với 14,6 triệu đồng/tấn của POM.
Nếu Khu liên hiệp giai đoạn 2 của Hòa Phát chỉ chạy đến 70% công suất thì ít nhất Hòa Phát cũng phải tăng công suất thực tế thêm 50% so với hiện nay và sản lượng bán hàng cũng tăng lên tương ứng. Con số thị phần của tập đoàn này sẽ không ngừng tăng lên kể từ khi giai đoạn 2 Khu liên hiệp đi vào hoạt động.
POM vẫn đang dẫn đầu thị phần, nhưng cũng có những tháng Hòa Phát vươn lên dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ như trong tháng 9/2012 với 54.000 tấn, trong khi POM là 53.000 tấn. Nhìn bản đồ thị phần có thể thấy, POM và Hòa Phát tiêu thụ lớn ở miền Bắc và miền Trung. Trong 10 tháng đầu năm, POM bán 61.063 tấn ở miền Bắc, 378.147 tấn ở miền Trung và chỉ có 63.146 tấn ở miền Nam. Con số này của Hòa Phát là 455.845 tấn ở miền Bắc, chỉ có 28.099 tấn ở miền Trung và 32.243 tấn ở miền Nam. Nếu hai đại gia ngành thép này cứ từng bước một tăng sản lượng thị phần bán hàng của mình với lợi thế cạnh tranh về giá trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép không tăng, thậm chí suy giảm thì chắc chắn rằng, bảng thống kê thị phần trong vòng 1 - 2 năm tới đây sẽ chứng kiến thêm vài doanh nghiệp nữa ngừng hoạt động.
Nhưng để giành đươc thị phần và tăng công suất, thách thức với 2 đại gia ngành thép cũng không nhỏ. Quý III/2012, POM đã lỗ ròng 28 tỷ đồng do 2 nguyên nhân chính là chi phí tài chính tăng cao, khi POM đang trong giai đoạn đầu tư và chỉ mới chạy Nhà máy POM 3 với công suất còn khiêm tốn. Trong khi đó, giá bán không thể tăng cao do nhu cầu tiêu thụ giảm. Thời điểm này, POM lại phải nhập nguyên liệu khá lớn để chuẩn bị chạy nhà máy, đúng lúc giá nguyên liệu rơi nên giá vốn nguyên liệu của Công ty có thời điểm cao hơn giá thị trường. Mặc dù giá nguyên liệu đã nhích lên trở lại, nhưng thách thức của POM còn rất lớn để có lãi trở lại khi chi phí lãi vay cao. Chi phí lãi vay cao cũng là rào cản khiến POM gặp khó trong xuất khẩu, mở rộng thị trường để tăng công suất sản xuất của nhà máy.
Theo VNDIRECT, mặc dù có lãi đều đặn nhưng trong quý III/2012, Hòa Phát cũng chịu ảnh hưởng chung của thị trường khi doanh thu giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ 2011. Và 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2011, HPG có sự giảm sút mạnh về biên lợi nhuận khiến cho EBIT giảm tới 30%. Nhờ chi phí lãi vay giảm nên Lợi nhuận trước thuế và sau thuế giảm nhẹ hơn ở mức gần 25%. Để hoàn tất và đưa giai đoạn 2 Khu liên hiệp Gang thép vào hoạt động, Hòa Phát sẽ phải tăng vay nợ. Điều đó sẽ làm tăng chi phí khi mà sản lượng và thị trường không dễ tăng được ngay.
Trong thời gian chờ đợi đó, các doanh nghiệp thép quy mô nhỏ khác sẽ tiếp tục duy trì sản xuất, nhưng chỉ cầm chừng với tương lai không có gì sáng lạn. Tuy không đóng cửa ngay, nhưng khả năng lụi tàn dần của doanh nghiệp thép quy mô nhỏ là rất cao.
Theo Thuận An (ĐTCK)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét