Theo Posco, các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia, Malayxia đều đã xây dựng và đang áp dụng hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm thép từ Việt Nam. Văn phòng Posco – South Asia Hà Nội, đại diện cho các dự án đầu tư của Tập đoàn thép Posco (Hàn Quốc) tại Việt Nam vừa đề xuất tới Chính phủ việc xây dựng hàng rào phi thuế quan đối với hoạt động nhập khẩu thép vào Việt Nam.
Posco đề xuất hàng rào phi thuế quan bảo vệ sản xuất thép tại Việt Nam
Theo Posco, các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia, Malayxia đều đã xây dựng và đang áp dụng hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm thép từ Việt Nam.
Tổ chức SNI của Indonesia, TISI của Thái Lan và SIRIM của Malayxia đều đưa ra các quy trình hạn chế sản phẩm thép nhập khẩu. Đáng nói là các quy trình trên yêu cầu sản phẩm thép trước khi nhập khẩu vào phải được đăng ký và chứng nhận chất lượng theo những trình tự phức tạp, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và nâng cao chất lượng thép nhập khẩu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông An Sung Gu, Trưởng đại diện Văn phòng Posco – South Asia Hà Nội cho hay, mặc dù các sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng các quy trình này đã gây rất nhiều khó khăn, và tổn hại trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
“Các biện pháp phi thuế quan phức tạp này như thủ tục hành chính cho việc cấp phép nhập khẩu kéo rất dài, từ 40 ngày đến 60 ngày, yêu cầu nhiều chứng chỉ kiểm định chất lượng thép trước khi nhập khẩu, khiến cho các nhà nhập khẩu rất vất vả khi xuất khẩu hàng vào những nước này”, ông An Sung Gu nói.
Đơn cử, cơ quan chức năng của Malayxia yêu cầu doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng vào nước này phải xuất trình đơn xin cấp phép, danh sách hàng, chứng nhận kiểm tra chất lượng có thời hạn trong 1 năm, các báo cáo kiểm tra và giấy phép chứng chỉ sản phẩm. Ở Thái Lan, ngoài đơn xin câp phép, nhà nhập khẩu còn phải nộp chi tiết quá trình sản xuất, danh sách các máy móc và thiết bị trong dây chuyền, quy trình kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp, báo cáo sản xuất hàng tháng, hàng năm, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu…
Điều đáng nói là cả 3 nước ASEAN này đều đưa ra một quy trình rất phức tạp và khó khăn khi nhận được đề nghị xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của mình. Như Thái Lan, trong thủ tục xin cấp phép, cơ quan chức năng nước này sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra thực tế nhà máy sản xuất lô hàng sẽ được nhập khẩu vào nước họ. Nghĩa là, nếu nhà máy sản xuất lô hàng sẽ nhập khẩu nằm ở Việt Nam thì cơ quan chức năng của Thái Lan sẽ kiểm tra thực tế nhà máy thép ở Việt Nam với chi phí 300 USD/ngày. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu phí thử nghiệm sản phẩm do cơ quan chức năng lấy mẫu và tiến hành thử nghiệm.
“Với hàng loạt các biện pháp phi thuế quan và các loại phí liên quan, nhà sản xuất lớn như Posco cũng thấy mệt mỏi. Làm xong hết các quy trình, thủ tục để được cấp phép theo quy định này thì khách mua hàng cũng đã bỏ đi từ lâu. Chưa kể giá cả khi bàn với khách cho đến lúc lô hàng được cấp phép, chấp nhận cho nhập khẩu cũng đã thay đổi rồi. Với hàng loạt thủ tục làm khó này thì doanh nghiệp đành chịu thua thôi”, ông An Sung Gu nói.
Ông cho biết thêm, “trong khi đó, thủ tục cho nhập khẩu các mặt hàng tương tự tại Việt Nam rất đơn giản, không cần kiểm tra thực tế sản phẩm hay tại nhà máy sản xuất. Thậm chí còn được cấp phép nhanh chóng qua mạng. Điều đó khiến hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào tha hồ tung hoành trên thị trường Việt Nam, khiến các doanh nghiệp đầu tư nghiêm chỉnh vào sản xuất không thể cạnh tranh được với những sản phẩm có giá rẻ từ nước ngoài”.
Posco hiện đã đầu tư nhà máy thép cán nguội Posco Việt Nam với công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Bà Rịa – Vũng Tàu và nhà máy thép không gỉ cán nguội Posco VST, công suất 235.000 tấn/năm, tại Đồng Nai. Đây là những nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á đang được Posco đầu tư và vận hành tại Việt Nam.
Ông An Sung Gu cho hay, năng lực sản xuất thép cán nguội của Việt Nam hiện là 3,47 triệu tấn với 8 nhà máy, chủ yếu nằm tại khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước chỉ là 1,3 triệu tấn/năm. Nghĩa là sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng được 100% nhu cầu nội địa tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do mức thuế nhập khẩu thấp và không áp dụng hàng rào phi thuế quan, cũng như các yêu cầu chất lượng với hàng nhập khẩu, nên tình trạng các sản phẩm thép cán nguội giá rẻ, chất lượng thấp từ các nước lân cận dễ dàng xâm nhập, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường nội địa và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép cán nguội tại Việt Nam.
Năm 2010, có khoảng 440.000 tấn thép cán nguội nhập khẩu về Việt Nam. Năm 2011 cũng có 228.000 tấn thép cán nguội được nhập khẩu. Từ đầu năm 2012, thuế nhập khẩu thép cán nguội vào Việt Nam đã tăng từ 0% lên 5% nhằm hạn chế việc nhập khẩu. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2012 đã có gần 50.000 nghìn tấn thép cán nguội được nhập khẩu, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một quan chức của Bộ Công thương cho hay, Bộ này đã nhận được yêu cầu góp ý về đề xuất xây dựng hàng rào phi thuế quan của Posco và đang nghiên cứu. Quan chức này cũng cho hay, để bảo vệ các đầu tư bài bản, nghiêm túc của các doanh nghiệp vào sản xuất tại Việt Nam, việc xây dựng các hàng rào phi thuế quan không dễ dãi với hàng nhập khẩu chất lượng thấp, phá giá là rất cần thiết.
Theo Thanh Hương
Báo Đầu tư
Posco đề xuất hàng rào phi thuế quan bảo vệ sản xuất thép tại Việt Nam
Theo Posco, các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia, Malayxia đều đã xây dựng và đang áp dụng hàng rào phi thuế quan để ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm thép từ Việt Nam.
Tổ chức SNI của Indonesia, TISI của Thái Lan và SIRIM của Malayxia đều đưa ra các quy trình hạn chế sản phẩm thép nhập khẩu. Đáng nói là các quy trình trên yêu cầu sản phẩm thép trước khi nhập khẩu vào phải được đăng ký và chứng nhận chất lượng theo những trình tự phức tạp, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và nâng cao chất lượng thép nhập khẩu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông An Sung Gu, Trưởng đại diện Văn phòng Posco – South Asia Hà Nội cho hay, mặc dù các sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng các quy trình này đã gây rất nhiều khó khăn, và tổn hại trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
“Các biện pháp phi thuế quan phức tạp này như thủ tục hành chính cho việc cấp phép nhập khẩu kéo rất dài, từ 40 ngày đến 60 ngày, yêu cầu nhiều chứng chỉ kiểm định chất lượng thép trước khi nhập khẩu, khiến cho các nhà nhập khẩu rất vất vả khi xuất khẩu hàng vào những nước này”, ông An Sung Gu nói.
Đơn cử, cơ quan chức năng của Malayxia yêu cầu doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng vào nước này phải xuất trình đơn xin cấp phép, danh sách hàng, chứng nhận kiểm tra chất lượng có thời hạn trong 1 năm, các báo cáo kiểm tra và giấy phép chứng chỉ sản phẩm. Ở Thái Lan, ngoài đơn xin câp phép, nhà nhập khẩu còn phải nộp chi tiết quá trình sản xuất, danh sách các máy móc và thiết bị trong dây chuyền, quy trình kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp, báo cáo sản xuất hàng tháng, hàng năm, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu…
Điều đáng nói là cả 3 nước ASEAN này đều đưa ra một quy trình rất phức tạp và khó khăn khi nhận được đề nghị xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của mình. Như Thái Lan, trong thủ tục xin cấp phép, cơ quan chức năng nước này sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra thực tế nhà máy sản xuất lô hàng sẽ được nhập khẩu vào nước họ. Nghĩa là, nếu nhà máy sản xuất lô hàng sẽ nhập khẩu nằm ở Việt Nam thì cơ quan chức năng của Thái Lan sẽ kiểm tra thực tế nhà máy thép ở Việt Nam với chi phí 300 USD/ngày. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu phí thử nghiệm sản phẩm do cơ quan chức năng lấy mẫu và tiến hành thử nghiệm.
“Với hàng loạt các biện pháp phi thuế quan và các loại phí liên quan, nhà sản xuất lớn như Posco cũng thấy mệt mỏi. Làm xong hết các quy trình, thủ tục để được cấp phép theo quy định này thì khách mua hàng cũng đã bỏ đi từ lâu. Chưa kể giá cả khi bàn với khách cho đến lúc lô hàng được cấp phép, chấp nhận cho nhập khẩu cũng đã thay đổi rồi. Với hàng loạt thủ tục làm khó này thì doanh nghiệp đành chịu thua thôi”, ông An Sung Gu nói.
Ông cho biết thêm, “trong khi đó, thủ tục cho nhập khẩu các mặt hàng tương tự tại Việt Nam rất đơn giản, không cần kiểm tra thực tế sản phẩm hay tại nhà máy sản xuất. Thậm chí còn được cấp phép nhanh chóng qua mạng. Điều đó khiến hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào tha hồ tung hoành trên thị trường Việt Nam, khiến các doanh nghiệp đầu tư nghiêm chỉnh vào sản xuất không thể cạnh tranh được với những sản phẩm có giá rẻ từ nước ngoài”.
Posco hiện đã đầu tư nhà máy thép cán nguội Posco Việt Nam với công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Bà Rịa – Vũng Tàu và nhà máy thép không gỉ cán nguội Posco VST, công suất 235.000 tấn/năm, tại Đồng Nai. Đây là những nhà máy có quy mô lớn nhất Đông Nam Á đang được Posco đầu tư và vận hành tại Việt Nam.
Ông An Sung Gu cho hay, năng lực sản xuất thép cán nguội của Việt Nam hiện là 3,47 triệu tấn với 8 nhà máy, chủ yếu nằm tại khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước chỉ là 1,3 triệu tấn/năm. Nghĩa là sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng được 100% nhu cầu nội địa tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do mức thuế nhập khẩu thấp và không áp dụng hàng rào phi thuế quan, cũng như các yêu cầu chất lượng với hàng nhập khẩu, nên tình trạng các sản phẩm thép cán nguội giá rẻ, chất lượng thấp từ các nước lân cận dễ dàng xâm nhập, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường nội địa và gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép cán nguội tại Việt Nam.
Năm 2010, có khoảng 440.000 tấn thép cán nguội nhập khẩu về Việt Nam. Năm 2011 cũng có 228.000 tấn thép cán nguội được nhập khẩu. Từ đầu năm 2012, thuế nhập khẩu thép cán nguội vào Việt Nam đã tăng từ 0% lên 5% nhằm hạn chế việc nhập khẩu. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2012 đã có gần 50.000 nghìn tấn thép cán nguội được nhập khẩu, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011. Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một quan chức của Bộ Công thương cho hay, Bộ này đã nhận được yêu cầu góp ý về đề xuất xây dựng hàng rào phi thuế quan của Posco và đang nghiên cứu. Quan chức này cũng cho hay, để bảo vệ các đầu tư bài bản, nghiêm túc của các doanh nghiệp vào sản xuất tại Việt Nam, việc xây dựng các hàng rào phi thuế quan không dễ dãi với hàng nhập khẩu chất lượng thấp, phá giá là rất cần thiết.
Theo Thanh Hương
Báo Đầu tư
0 nhận xét:
Đăng nhận xét