“Chúng ta có quy hoạch nhưng hiệu lực của hoạch rất kém, không riêng ngành xi măng mà ở rất nhiều lĩnh vực để rồi sau đó chính phủ phải “nai lưng” gánh nợ. Đây là bài học đắt giá trên con đường phát triển” – TS Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định trước việc hàng loạt nhà máy xi măng rơi vào cảnh nợ nần thua lỗ.
Thông tin 4 nhà máy xi măng gồm: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên điêu đứng với cảnh nợ nần thua lỗ. Nguyên nhân sâu xa của nó chính là sự phát triển ồ ạt, hàng loạt nhà máy xi măng được xây dựng không dựa trên nhu cầu thực thế của thị trường. Khi cung vượt quá cầu cộng với cách quản lý kém không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng nợ xấu hiện nay.
Khi quy hoạch không có hiệu lực
Lại một lần nữa câu chuyện quy hoạch được dự luận đưa lên bàn cân sau khi thông tin 4 nhà máy xi măng đang đứng trước nguy cơ phá sản nếu không có chính phủ bảo lãnh nguồn vốn vay. Để độc giả có cái nhìn nhiều chiều quanh câu chuyện quy hoạch nghành xi măng. Phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (Ảnh: N.M)
Mở đầu câu chuyện TS Lê Đăng Doanh khẳng định, có quy hoạch của nhà nước trong việc quản lý phát triển ngành sản xuất Vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng. “Việc phát triển ồ ạt của ngành xi măng không phải là câu chuyện thiếu quy hoạch mà là hiệu lực của nó” – TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Theo TS Lê Đăng Doanh những Công ty xi măng làm ăn kém hiệu quả, gây thất thu, nợ xấu lại chính là các doanh nghiệp nhà nước. Họ nằm dưới sự quản lý của các bộ, ngành những đơn vị này có sự hiểu biết về thị trường chứ không đơn thuần là việc đầu tư chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Khi thị trường bất động sản đang tăng vọt, việc đầu tư xây dựng nhà máy xi măng một cách ồ ạt quá nhiều vượt quá quy hoạch đến 30 – 40% dẫn đến tình trạng trên.
Nhà máy xi măng Thái Nguyên - Ảnh: Công ty CP Xi măng Thái Nguyên
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh nguyên nhân dẫn tới thất bại của ngành sản xuất xi măng là do phương án đầu chưa phù hợp với nhiều kỳ vọng siêu lợi nhuận vì vậy không có tính toán. “Cách doanh nghiệp không căn cứ vào nguồn vốn thực tế tự có nhưng đáng tiếc là các cơ quan thẩm định lại đồng ý với phương án đó, cấp phép cho các phương án xây dựng nhà máy xi măng như vậy dẫn đến hậu quả như vậy, như vậy là sai từ phương án đầu tư...” – TS Lê Đăng Doanh cho biết thêm.
Chuyện cấp phép cho các đơn vị sản xuất xi măng dự án nói riêng hay các lĩnh vực ngành nghề khác dựa trên dự án với những ngôn từ mỹ miều, siêu lợi nhuận. Cùng với đó việc ít quan tâm đến nội lực thực tế của doanh nghiệp, chủ đầu tư dẫn đến nhiều dự án được phê duyệt lâu năm nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Còn nếu có đưa vào xây dựng thực hiện những dự án này cũng chỉ èo uột kém phát triển không đáp ứng được nhu cầu xã hội.
"Tiền lệ xấu".
Một câu chuyện khác được nói rất nhiều đó là lợi thế, ưu ái được dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết các đơn vị kinh tế nhà nước dù làm ăn không hiệu quả, thua lỗ để rồi Chính phủ phải “nai lưng” gánh nợ. Như việc bảo lãnh cho Hợp đồng vay của Nhà máy xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn), do Công ty CP xi măng Đồng Bành (thuộc TCT cơ khí xây dựng COMA - Bộ Xây dựng) với Ngân hàng ANZ - chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Fortis Banque France SA và Ngân hàng Bangkok - chi nhánh TP.HCM.
Theo số liệu được công khai, riêng khoản vay của Đồng Bành từ ANZ là 747,850 tỉ đồng. Từ số liệu này, TS Lê Đăng Doanh khẳng định đó là tiền lệ xấu từ trước đến nay. “Việc thẩm định, cho phép cho đơn vị kinh tế này vay tiền khi nội lực khả năng trả nợ không có, lẽ tất nhiên Bộ, Ngành quản lý phải đứng ra bảo lãnh, trả nợ là chuyện dễ hiểu. Nếu không trả được sẽ làm mất đi uy tín tín dụng Việt Nam với quốc tế” – TS Lê Đăng Doanh nhận xét.
Nhà máy xi măng Đồng Bành trước khi được đầu tư xây dựng - Ảnh: Công ty CP xi măng Đồng Bành
Từ việc chuyện không trả được nợ, mất uy tín tín dụng quốc tế sẽ rất khó đế các doanh nghiệp Việt Nam có thể vay vốn từ các ngân hàng quốc tế. Nếu có vay được thì cũng sẽ với mức lãi xuất rất cao. Vì vậy theo TS Doanh, điều cần làm là phải để doanh nghiệp ngành xi măng thua lỗ như Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên phải tự đứng vững, tự “đi bằng đôi chân mình”. Đồng thời chịu tác động cơ chế thị trường, làm ăn thua lỗ.sẽ bị loại bỏ.
Đồng thời theo TS Lê Đăng Doanh cần nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý của nhà nước. "Nếu có quy hoạch phải thực hiện phát triển theo quy hoạch để tránh rơi vào thình trạng phát triển tự phát gây hậu quả sau này" - TS Doanh cho biết thêm.
Theo Hoàng Lực (GDVN)
Thông tin 4 nhà máy xi măng gồm: Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên điêu đứng với cảnh nợ nần thua lỗ. Nguyên nhân sâu xa của nó chính là sự phát triển ồ ạt, hàng loạt nhà máy xi măng được xây dựng không dựa trên nhu cầu thực thế của thị trường. Khi cung vượt quá cầu cộng với cách quản lý kém không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng nợ xấu hiện nay.
Khi quy hoạch không có hiệu lực
Lại một lần nữa câu chuyện quy hoạch được dự luận đưa lên bàn cân sau khi thông tin 4 nhà máy xi măng đang đứng trước nguy cơ phá sản nếu không có chính phủ bảo lãnh nguồn vốn vay. Để độc giả có cái nhìn nhiều chiều quanh câu chuyện quy hoạch nghành xi măng. Phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (Ảnh: N.M)
Mở đầu câu chuyện TS Lê Đăng Doanh khẳng định, có quy hoạch của nhà nước trong việc quản lý phát triển ngành sản xuất Vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng. “Việc phát triển ồ ạt của ngành xi măng không phải là câu chuyện thiếu quy hoạch mà là hiệu lực của nó” – TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.
Theo TS Lê Đăng Doanh những Công ty xi măng làm ăn kém hiệu quả, gây thất thu, nợ xấu lại chính là các doanh nghiệp nhà nước. Họ nằm dưới sự quản lý của các bộ, ngành những đơn vị này có sự hiểu biết về thị trường chứ không đơn thuần là việc đầu tư chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Khi thị trường bất động sản đang tăng vọt, việc đầu tư xây dựng nhà máy xi măng một cách ồ ạt quá nhiều vượt quá quy hoạch đến 30 – 40% dẫn đến tình trạng trên.
Nhà máy xi măng Thái Nguyên - Ảnh: Công ty CP Xi măng Thái Nguyên
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh nguyên nhân dẫn tới thất bại của ngành sản xuất xi măng là do phương án đầu chưa phù hợp với nhiều kỳ vọng siêu lợi nhuận vì vậy không có tính toán. “Cách doanh nghiệp không căn cứ vào nguồn vốn thực tế tự có nhưng đáng tiếc là các cơ quan thẩm định lại đồng ý với phương án đó, cấp phép cho các phương án xây dựng nhà máy xi măng như vậy dẫn đến hậu quả như vậy, như vậy là sai từ phương án đầu tư...” – TS Lê Đăng Doanh cho biết thêm.
Chuyện cấp phép cho các đơn vị sản xuất xi măng dự án nói riêng hay các lĩnh vực ngành nghề khác dựa trên dự án với những ngôn từ mỹ miều, siêu lợi nhuận. Cùng với đó việc ít quan tâm đến nội lực thực tế của doanh nghiệp, chủ đầu tư dẫn đến nhiều dự án được phê duyệt lâu năm nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy. Còn nếu có đưa vào xây dựng thực hiện những dự án này cũng chỉ èo uột kém phát triển không đáp ứng được nhu cầu xã hội.
"Tiền lệ xấu".
Một câu chuyện khác được nói rất nhiều đó là lợi thế, ưu ái được dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Hầu hết các đơn vị kinh tế nhà nước dù làm ăn không hiệu quả, thua lỗ để rồi Chính phủ phải “nai lưng” gánh nợ. Như việc bảo lãnh cho Hợp đồng vay của Nhà máy xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn), do Công ty CP xi măng Đồng Bành (thuộc TCT cơ khí xây dựng COMA - Bộ Xây dựng) với Ngân hàng ANZ - chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Fortis Banque France SA và Ngân hàng Bangkok - chi nhánh TP.HCM.
Theo số liệu được công khai, riêng khoản vay của Đồng Bành từ ANZ là 747,850 tỉ đồng. Từ số liệu này, TS Lê Đăng Doanh khẳng định đó là tiền lệ xấu từ trước đến nay. “Việc thẩm định, cho phép cho đơn vị kinh tế này vay tiền khi nội lực khả năng trả nợ không có, lẽ tất nhiên Bộ, Ngành quản lý phải đứng ra bảo lãnh, trả nợ là chuyện dễ hiểu. Nếu không trả được sẽ làm mất đi uy tín tín dụng Việt Nam với quốc tế” – TS Lê Đăng Doanh nhận xét.
Nhà máy xi măng Đồng Bành trước khi được đầu tư xây dựng - Ảnh: Công ty CP xi măng Đồng Bành
Từ việc chuyện không trả được nợ, mất uy tín tín dụng quốc tế sẽ rất khó đế các doanh nghiệp Việt Nam có thể vay vốn từ các ngân hàng quốc tế. Nếu có vay được thì cũng sẽ với mức lãi xuất rất cao. Vì vậy theo TS Doanh, điều cần làm là phải để doanh nghiệp ngành xi măng thua lỗ như Đồng Bành, Hạ Long, Cẩm Phả, Thái Nguyên phải tự đứng vững, tự “đi bằng đôi chân mình”. Đồng thời chịu tác động cơ chế thị trường, làm ăn thua lỗ.sẽ bị loại bỏ.
Đồng thời theo TS Lê Đăng Doanh cần nâng cao vai trò của các cơ quan quản lý của nhà nước. "Nếu có quy hoạch phải thực hiện phát triển theo quy hoạch để tránh rơi vào thình trạng phát triển tự phát gây hậu quả sau này" - TS Doanh cho biết thêm.
Theo Hoàng Lực (GDVN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét