Bài cuối: Tất cả đều… lảng tránh? (27/12/2012)
Sự chậm trễ của Dự án Tisco giai đoạn 2 đã làm sụt giảm niềm tin và tăng thêm những nghi ngờ cho nhiều người. Với hy vọng để đồng tiền (kể cả tự có, cho vay và huy động) được sử dụng đúng mục đích, chúng tôi đã đi tìm lời giải đáp từ những người có trách nhiệm. Nhưng trước những trả lời của họ chúng tôi thấy còn nhiều "góc khuất” khác cần làm sáng tỏ ở Dự án này.
Dự án Tisco giai đoạn 2 còn ngổn ngang rất nhiều công việc
Loanh quanh… trách nhiệm
Để tìm hiểu nguyên nhân sự chậm trễ, chúng tôi đã cố gắng có những trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO). Đại diện TISCO lại đưa ra nguyên nhân không có gì khác hơn ấy là do… khủng hoảng. Về việc chuyển thầu (chuyển phần công việc khi chưa được sự đồng ý của MCC và chủ đầu tư) thì họ cho biết: Chúng tôi cũng không nắm được. Vì ban đầu lao động vào công trường, chúng tôi "cứ tưởng” đó là "người” của LILAMA 10. Sau này, khi LILAMA 10 không đảm bảo được tiến độ, bị thu hồi lại một số hạng mục, lại thêm đơn thư khiếu nại của Giám đốc Chi nhánh phía Nam của Cty Cổ phần 389 chúng tôi mới biết có người không thuộc LILAMA 10 đã vào đây thi công!
Tại trụ sở Cty Cổ phần 389, ông Hoàng Đức Hinh – Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Cty Cổ phần 389 cho biết: Chúng tôi không nắm rõ quy định cụ thể của Tổng thầu MCC và chủ đầu tư. Chúng tôi chỉ biết LILAMA 10 có một phần công việc tại Tisco giai đoạn 2 cần thi công. Căn cứ vào năng lực và khả năng của mình, chúng tôi đề xuất. Được LILAMA 10 chấp thuận, chúng tôi ký hợp đồng và ủy quyền cho chi nhánh phía Nam của mình thi công.
"Lời giải” cần có lúc này có lẽ ai cũng hy vọng vào Công ty Cổ phần LILAMA 10. Căn cứ vào địa chỉ ký ngày gần nhất giữa LILAMA 10 và Công ty Cổ phần 389 trong Biên bản thanh lý hợp đồng (ngày 20-1-2012) chúng tôi tìm đến số 989, đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai. Tới đây, trụ sở của LILAMA 10 đã "cửa đóng then cài” và chỉ còn mỗi ông bảo vệ. Ông bảo vệ cho biết: Thực tế LILAMA 10 đã chuyển trụ sở xuống đường Lê Văn Lương kéo dài được hơn 1 năm nay.
Lại lần hồi theo lời chỉ dẫn, lại đặt lịch hẹn và chờ đợi đến hơn 1 tuần chúng tôi mới được ông Tổng giám đốc LILAMA 10 là Đặng Văn Long ủy quyền cho gặp ông Võ Đăng Giáp – Trưởng phòng Kinh tế Kỹ thuật. Lý giải về việc chuyển trụ sở nhưng vẫn dùng… trụ sở cũ để giao dịch thì ông Võ Đăng Giáp cho biết: Thực tế LILAMA 10 đã chuyển trụ sở được hơn 1 năm. Nhưng vì khách hàng và đối tác đã… quen trụ sở cũ nên LILAMA 10 vẫn dùng địa chỉ ở Giải Phóng để giao dịch!
Về việc ký hợp đồng phụ của thầu phụ áp theo Điều 15 trong bản Điều khoản về ký kết các hợp đồng thầu phụ được thiết lập giữa Tổng thầu MCC và chủ đầu tư TISCO thì ông Long cho biết: Chúng tôi không sai phạm. Để rõ thêm về việc có hay không sai phạm, chúng tôi muốn ông Long cung cấp các văn bản đồng ý của MCC và TISCO để làm tiền đề cho việc ký Hợp đồng số 16 và chuyển việc cho Công ty Cổ phần 389 thì ông Long… không có! Và để có cớ không cung cấp thông tin, ông Long đã dùng biện pháp đánh tráo trách nhiệm bằng việc "nhắc nhở” chúng tôi rằng: Dự án Tisco giai đoạn 2 là dự án lớn, với hàng trăm hạng mục và rất nhiều đơn vị ký hợp đồng. Sao các anh không tìm đến họ mà lại cứ… tìm đến với chúng tôi?!
"Tổng thép” phủi… trách nhiệm?
Chúng tôi đã tìm đến Tổng Công ty Thép Việt Nam (VN Steel) để tìm hiểu sự việc. Tại đây, sau một thời gian liên hệ chúng tôi mới gặp được ông Phạm Công Dũng – Chánh Văn phòng VN Steel. Ông Dũng cho biết: "Cái này các anh phải lên Thái Nguyên để liên hệ và tìm hiểu. Chúng tôi cũng chỉ là một "cổ đông” của TISCO thôi. Hoạt động của chúng tôi cứ theo luật và điều lệ được thiết lập mà làm. Nếu thấy Dự án này chậm chễ, không giải pháp và có yếu tố rủi ro thì chúng tôi rút vốn”.
Không biết, khi được "ủy quyền phát ngôn” này ông Dũng có biết vai trò của VN Steel trong Dự án này là rất lớn hay không? Vì theo logic, Dự án Tisco giai đoạn 2 muốn triển khai được thì phải có sự đồng ý theo một trật tự: TISCO đề xuất, VN Steel chấp thuận (hay phế truất) rồi làm các văn bản để đề xuất với các bộ, ban, ngành chức năng. Từ sự đề xuất của TISCO, từ sự đồng ý và chấp thuận của VN Steel cùng các văn bản thì Dự án Tisco giai đoạn 2 mới được hình thành và phê duyệt. Vậy việc trả lời của ông Dũng tương tự như việc thay mặt VN Steel phủi bỏ trách nhiệm và có dấu hiệu "mang con bỏ chợ” với cái dự án khá lớn về tiền đầu tư và sự chậm trễ này.
Trong một văn bản gần đây nhất, do chính Tổng giám đốc VN Steel ký, Công văn số 952/VNS–ĐTPT (ngày 23-8-2012) để gửi cho Bộ Công Thương đã thể hiện rất rõ trách nhiệm của VN Steel với Dự án Tisco giai đoạn 2 này. Trong một loạt các nguyên nhân chủ quan và khách quan để lý giải cho sự chậm trễ của Dự án thì VN Steel đã thay mặt Tisco kính đề nghị Bộ Công Thương xem xét và chấp thuận đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư (từ trên 4.200 tỷ lên 8.100 tỷ) của Dự án Tisco giai đoạn 2. Hơn cả thế nữa, trong công văn này, lại thay mặt Tisco, VN Steel còn… kính đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ chấp thuận và có ý kiến với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Thương mại để tiếp tục bố trí vốn vay bổ sung cho Dự án Tisco giai đoạn 2 theo cơ cấu nguồn vốn như đề nghị của Chủ đầu tư.
Có vai trò như vậy nhưng tại sao khi được ủy quyền, ông Phạm Công Dũng lại coi mình cũng như VN Steel là người… ngoài cuộc với Dự án Tisco giai đoạn 2 đang gặp khó khăn về vốn và tiến độ? Phải chăng chính sự "sống chết mặc bay” giữa các đơn vị có liên quan và VN Steel đã trở thành những cái cớ để cho một dự án lớn trong 7 dự án quan trọng về quy hoạch ngành thép Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 ngày thêm chậm trễ?!
Nguồn tin: Daidoanket
Sự chậm trễ của Dự án Tisco giai đoạn 2 đã làm sụt giảm niềm tin và tăng thêm những nghi ngờ cho nhiều người. Với hy vọng để đồng tiền (kể cả tự có, cho vay và huy động) được sử dụng đúng mục đích, chúng tôi đã đi tìm lời giải đáp từ những người có trách nhiệm. Nhưng trước những trả lời của họ chúng tôi thấy còn nhiều "góc khuất” khác cần làm sáng tỏ ở Dự án này.
Dự án Tisco giai đoạn 2 còn ngổn ngang rất nhiều công việc
Loanh quanh… trách nhiệm
Để tìm hiểu nguyên nhân sự chậm trễ, chúng tôi đã cố gắng có những trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên (TISCO). Đại diện TISCO lại đưa ra nguyên nhân không có gì khác hơn ấy là do… khủng hoảng. Về việc chuyển thầu (chuyển phần công việc khi chưa được sự đồng ý của MCC và chủ đầu tư) thì họ cho biết: Chúng tôi cũng không nắm được. Vì ban đầu lao động vào công trường, chúng tôi "cứ tưởng” đó là "người” của LILAMA 10. Sau này, khi LILAMA 10 không đảm bảo được tiến độ, bị thu hồi lại một số hạng mục, lại thêm đơn thư khiếu nại của Giám đốc Chi nhánh phía Nam của Cty Cổ phần 389 chúng tôi mới biết có người không thuộc LILAMA 10 đã vào đây thi công!
Tại trụ sở Cty Cổ phần 389, ông Hoàng Đức Hinh – Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc Cty Cổ phần 389 cho biết: Chúng tôi không nắm rõ quy định cụ thể của Tổng thầu MCC và chủ đầu tư. Chúng tôi chỉ biết LILAMA 10 có một phần công việc tại Tisco giai đoạn 2 cần thi công. Căn cứ vào năng lực và khả năng của mình, chúng tôi đề xuất. Được LILAMA 10 chấp thuận, chúng tôi ký hợp đồng và ủy quyền cho chi nhánh phía Nam của mình thi công.
"Lời giải” cần có lúc này có lẽ ai cũng hy vọng vào Công ty Cổ phần LILAMA 10. Căn cứ vào địa chỉ ký ngày gần nhất giữa LILAMA 10 và Công ty Cổ phần 389 trong Biên bản thanh lý hợp đồng (ngày 20-1-2012) chúng tôi tìm đến số 989, đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai. Tới đây, trụ sở của LILAMA 10 đã "cửa đóng then cài” và chỉ còn mỗi ông bảo vệ. Ông bảo vệ cho biết: Thực tế LILAMA 10 đã chuyển trụ sở xuống đường Lê Văn Lương kéo dài được hơn 1 năm nay.
Lại lần hồi theo lời chỉ dẫn, lại đặt lịch hẹn và chờ đợi đến hơn 1 tuần chúng tôi mới được ông Tổng giám đốc LILAMA 10 là Đặng Văn Long ủy quyền cho gặp ông Võ Đăng Giáp – Trưởng phòng Kinh tế Kỹ thuật. Lý giải về việc chuyển trụ sở nhưng vẫn dùng… trụ sở cũ để giao dịch thì ông Võ Đăng Giáp cho biết: Thực tế LILAMA 10 đã chuyển trụ sở được hơn 1 năm. Nhưng vì khách hàng và đối tác đã… quen trụ sở cũ nên LILAMA 10 vẫn dùng địa chỉ ở Giải Phóng để giao dịch!
Về việc ký hợp đồng phụ của thầu phụ áp theo Điều 15 trong bản Điều khoản về ký kết các hợp đồng thầu phụ được thiết lập giữa Tổng thầu MCC và chủ đầu tư TISCO thì ông Long cho biết: Chúng tôi không sai phạm. Để rõ thêm về việc có hay không sai phạm, chúng tôi muốn ông Long cung cấp các văn bản đồng ý của MCC và TISCO để làm tiền đề cho việc ký Hợp đồng số 16 và chuyển việc cho Công ty Cổ phần 389 thì ông Long… không có! Và để có cớ không cung cấp thông tin, ông Long đã dùng biện pháp đánh tráo trách nhiệm bằng việc "nhắc nhở” chúng tôi rằng: Dự án Tisco giai đoạn 2 là dự án lớn, với hàng trăm hạng mục và rất nhiều đơn vị ký hợp đồng. Sao các anh không tìm đến họ mà lại cứ… tìm đến với chúng tôi?!
"Tổng thép” phủi… trách nhiệm?
Chúng tôi đã tìm đến Tổng Công ty Thép Việt Nam (VN Steel) để tìm hiểu sự việc. Tại đây, sau một thời gian liên hệ chúng tôi mới gặp được ông Phạm Công Dũng – Chánh Văn phòng VN Steel. Ông Dũng cho biết: "Cái này các anh phải lên Thái Nguyên để liên hệ và tìm hiểu. Chúng tôi cũng chỉ là một "cổ đông” của TISCO thôi. Hoạt động của chúng tôi cứ theo luật và điều lệ được thiết lập mà làm. Nếu thấy Dự án này chậm chễ, không giải pháp và có yếu tố rủi ro thì chúng tôi rút vốn”.
Không biết, khi được "ủy quyền phát ngôn” này ông Dũng có biết vai trò của VN Steel trong Dự án này là rất lớn hay không? Vì theo logic, Dự án Tisco giai đoạn 2 muốn triển khai được thì phải có sự đồng ý theo một trật tự: TISCO đề xuất, VN Steel chấp thuận (hay phế truất) rồi làm các văn bản để đề xuất với các bộ, ban, ngành chức năng. Từ sự đề xuất của TISCO, từ sự đồng ý và chấp thuận của VN Steel cùng các văn bản thì Dự án Tisco giai đoạn 2 mới được hình thành và phê duyệt. Vậy việc trả lời của ông Dũng tương tự như việc thay mặt VN Steel phủi bỏ trách nhiệm và có dấu hiệu "mang con bỏ chợ” với cái dự án khá lớn về tiền đầu tư và sự chậm trễ này.
Trong một văn bản gần đây nhất, do chính Tổng giám đốc VN Steel ký, Công văn số 952/VNS–ĐTPT (ngày 23-8-2012) để gửi cho Bộ Công Thương đã thể hiện rất rõ trách nhiệm của VN Steel với Dự án Tisco giai đoạn 2 này. Trong một loạt các nguyên nhân chủ quan và khách quan để lý giải cho sự chậm trễ của Dự án thì VN Steel đã thay mặt Tisco kính đề nghị Bộ Công Thương xem xét và chấp thuận đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư (từ trên 4.200 tỷ lên 8.100 tỷ) của Dự án Tisco giai đoạn 2. Hơn cả thế nữa, trong công văn này, lại thay mặt Tisco, VN Steel còn… kính đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ chấp thuận và có ý kiến với Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Thương mại để tiếp tục bố trí vốn vay bổ sung cho Dự án Tisco giai đoạn 2 theo cơ cấu nguồn vốn như đề nghị của Chủ đầu tư.
Có vai trò như vậy nhưng tại sao khi được ủy quyền, ông Phạm Công Dũng lại coi mình cũng như VN Steel là người… ngoài cuộc với Dự án Tisco giai đoạn 2 đang gặp khó khăn về vốn và tiến độ? Phải chăng chính sự "sống chết mặc bay” giữa các đơn vị có liên quan và VN Steel đã trở thành những cái cớ để cho một dự án lớn trong 7 dự án quan trọng về quy hoạch ngành thép Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 ngày thêm chậm trễ?!
Nguồn tin: Daidoanket
0 nhận xét:
Đăng nhận xét